Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10

Chi tiết tin

Núi Thành thực hiện nhiều mô hình ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Trước tình hình ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đang diễn ra khắc nghiệt trên trái đất như hiện nay, đã tác động nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất của người dân, những năm qua huyện Núi Thành đã tranh thủ nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng hàng chục mô hình không chỉ bảo vệ môi trường, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu mà còn giúp người dân phát triển kinh tế văn hóa xã hội bền vững.

Huyện Núi Thành đang triển khai thực hiện các dự án trồng rừng ngập mặn nhằm phục hồi hệ sinh thái rừng đước tại các nhánh sông Trường Giang, phục hồi các cánh rừng dương tại các xã ven biển. 
 Ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Núi Thành cho biết, mục đích chính của việc phục hồi các khu rừng ngập mặn, các dãi rừng phi lao, rừng dương ven biển là nhằm duy trì và phát triển rừng ven biển có chất lượng tốt, đảm bảo tính bền vững, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, bảo tồn hệ sinh thái và đa dạng sinh học vùng ven biển trước tốc độ đô thị hóa tăng nhanh. Do đó, việc bảo tồn và phát triển các khu rừng phòng hộ ven biển, Bảo tồn các hệ sinh thái biển là những ưu tiên hàng đầu trong định hướng phát triển về phía biển lâu dài và bền vững của địa phương. Các cánh rừng phòng hộ ven biển không chỉ góp phần cân bằng môi trường sống đô thị mà còn có khả năng cao trước biến đổi khí hậu đồng thời tạo ra cảnh quan cho du lịch biển đảo. Tin tưởng rằng, cùng với những hành động quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự đồng thuận, vào cuộc đầy trách nhiệm của cộng đồng dân cư, huyện Núi Thành sẽ thiết lập được vành đai xanh ven biển đủ sức trước các tác động của tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng nhanh.
 Còn ở vùng đồng bằng như tại xã Tam Nghĩa, chính quyền địa phương đã vận động nhân dân trồng cây xanh, trồng rừng, phục hồi lại rừng dừa nước tại thôn Tịch Tây để thực hiện đa mục tiêu, vừa ứng phó với biến đổi khí hậu vừa phát triển du lịch sinh thái cộng đồng. 
 Trong sản xuất nông nghiệp, tại xã Tam Hòa, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Núi Thành phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT tỉnh vừa thực hiện thành công mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (gọi tắt là CSA) trong canh tác lúa và đang đề nghị xây dựng, mở rộng ra các địa bàn. Mô hình trình diễn các hoạt động thực hành CSA trong canh tác lúa được thực hiện theo nguyên tắc 4 giảm: giảm lượng giống, giảm phân đạm, giảm nước tưới và giảm thuốc bảo vệ thực vật. Nhờ việc áp dụng kỹ thuật tưới “ướt khô xen kẽ” không những tiết kiệm nước, nâng cao năng suất cây lúa mà còn góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong tình trạng biến đổi khí hậu như hiện nay. Qua tính toán của Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện, sản xuất lúa theo mô hình trình diễn các hoạt động thực hành CSA trong canh tác lúa vụ đông xuân 2018-2019 tại xã Tam Hòa lãi cao hơn so với sản xuất lúa đại trà tương ứng với 5.480.000 đồng/ha. Số tiền lãi tăng trên đơn vị diện tích là nhờ tiết kiệm được chi phí đầu tư: 75.500 đồng/sào từ việc giảm lượng giống sạ, giảm phun thuốc, giảm bón phân ure. Bên cạnh đó, mô hình còn tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong nông dân về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa, là mô hình thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng phó với biến đổi khí hậu đã đem lại hiệu quả tốt và góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, đưa sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững. Hội nông dân huyện Núi Thành cũng đang triển khai Đề tài “Ứng dụng công nghệ trong sản xuất rau an toàn”. Đây là đề tài khoa học nhằm giúp nông dân sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch, bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch, an toàn nói chung và rau sạch nói riêng rất lớn, tuy nhiên, với phương pháp trồng rau ngắn ngày, thời gian thu hoạch nhanh, nguy cơ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật cao có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, do vậy, việc thực hiện đề tài “Ứng dụng công nghệ trong sản xuất rau an toàn”, qua đó, nhân rộng ra địa bàn là rất cần thiết. Đề tài “Ứng dụng công nghệ trong sản xuất rau an toàn” do kỹ sư Phạm Văn Minh – Chủ tịch Hội nông dân huyện Núi Thành làm chủ nhiệm được thực hiện từ tháng 9.2018 đến tháng 9.2019 với tổng kinh phí đầu tư hơn 970,6 triệu đồng. Đề tài “Ứng dụng công nghệ trong sản xuất rau an toàn” là xây dựng mô hình nhà kính diện tích 500m2, đủ điều kiện để sản xuất rau quanh năm. 
Kỹ sự Phạm Văn Minh – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Núi Thành – Chủ nhiệm đề tài chia sẻ: “Đề tài thành công chúng tôi sẽ triển khai rộng ra địa bàn huyện, trước hết là ở những xã có điều kiện đất đai kém màu mỡ, khí hậu tương đối khắc nghiệt. Khả năng đề tài nầy không những có hiệu quả về mặt kinh tế mà còn có lợi về mặt xã hội và môi trường: giải quyết nhu cầu về sử dụng rau sạch, rau an toàn của người tiêu dùng, sản phẩm đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, giải quyết vấn đề thiếu rau, đa dạng chủng loại rau, giá bán cao trong mùa mưa. Bên cạnh đó, mô hình cũng giảm công lao động sản xuất, giải quyết áp lực thừa lao động lớn tuổi tại nông thôn trong xu hướng đô thị hóa, góp phần tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp xây dựng nông thôn mới” Huyện Núi Thành đã chủ động tổ chức thực hiện nhiều mô hình có ý nghĩa với mục đích hướng cộng đồng xã hội đến tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích các hành động bảo vệ môi trường. Hiệu quả của các mô hình đã kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân cùng chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu trong giai đoạn cấp bách hiện nay đi đôi với phát triển sinh kế bền vững, ổn định đời sống nhân dân./. 

[Trở về]

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:








Tra cứu văn bản

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ TAM TIẾN
Địa chỉ : Xã Tam Tiến - Huyện Núi Thành - Tỉnh Quảng Nam
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)